Theo giám đốc điều hành của công ty tư vấn tài chính Longview Economics, dữ liệu kinh tế mới nhất của Hoa Kỳ cho thấy một cuộc suy thoái kinh tế đang đến, và các nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần cho một số trường hợp xấu nhất ở thị trường chứng khoán.
Phát biểu trong chương trình “Squawk Box Europe” của CNBC vào thứ Sáu, Chris Watling cho biết ông tin rằng một cuộc suy thoái mới đang sắp sửa diễn ra dựa trên hàng loạt các chỉ số kinh tế mà ông cho là “tiêu cực chưa từng thấy” và “khá thuyết phục”.
Conference Board hôm thứ Năm cho biết Chỉ số kinh tế hàng đầu của họ đối với Hoa Kỳ đã giảm 1,2% trong tháng 3, trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Dữ liệu này là một minh chứng thuyết phục cho việc nền kinh tế sẽ tiếp tục suy yếu và lan rộng hơn nữa trên khắp Hoa Kỳ.
Cùng với tín hiệu cảnh báo này, Watling cho biết sau khoảng một năm hoặc lâu hơn kể từ thời điểm đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc đảo ngược, một cuộc suy thoái mới sẽ ập đến.
“Mỗi khi đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc đảo chiều, một cuộc suy thoái mới sẽ diễn ra. Vì vậy, tôi nghĩ rằng suy thoái kinh tế đang ngày càng đến gần hơn. Đó chỉ là vấn đề thời gian,” Watling nói.
Trong khi nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về một cuộc suy thoái sắp xảy ra, Quỹ Tiền tệ Quốc tế lại tỏ ra ngạc nhiên trước sức mạnh gần đây của thị trường lao động Hoa Kỳ và chi tiêu của người tiêu dùng.
IMF vào ngày 11 tháng 4 đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất. Theo đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm nay, tăng so với mức dự kiến 1% vào năm 2022.
Gita Gopinath, phó giám đốc điều hành đầu tiên của IMF, nói với Joumanna Bercetche của CNBC vào tuần trước rằng các dấu hiệu dữ liệu lạm phát hạ nhiệt đã củng cố niềm tin của quỹ rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái. Tuy nhiên, cái gọi là hạ cánh cứng vẫn có thể diễn ra.
Kỳ vọng thu nhập từ chứng khoán đang ‘quá lạc quan’
Vào thứ Sáu, để trả lời cho câu hỏi liệu rằng thị trường chứng khoán có thể vượt qua suy thoái kinh tế dự kiến mà không bị tổn hại hay không, Watling nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, thật khó để thị trường chứng khoán không chịu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào”.
“Thực tế là nếu bạn nhìn vào tỷ suất lợi nhuận, chúng đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021 và tất nhiên trong bối cảnh tỉ lệ lạm phát cao, bạn có được đòn bẩy hoạt động tốt để có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao kỷ lục,” Watling nói.
“Khi rơi vào suy thoái, chúng ta phải tăng gấp đôi tỷ suất lợi nhuận. Bạn phải điều chỉnh chúng trở lại mức bình thường và sau đó là tái định giá trong thời kỳ suy thoái. Vì vậy, tôi nghĩ rằng kỳ vọng về thu nhập hiện đang quá lạc quan, và do đó, thị trường chứng khoán sẽ phải đối mặt với điều này vào một thời điểm nào đó.”
CABO Teams tổng hợp