1. Định giá thiệt hại
• Nền kinh tế đã có dấu hiệu suy thoái kể từ khi các ngân hàng trung ương cố gắng kìm hãm lạm phát trở về mục tiêu chính sách. Điều này hoàn toàn trái ngược với thời kỳ suy thoái kinh tế trong quá khứ: Theo quan điểm của BlackRock, việc cắt giảm lãi suất không phải là cách để hỗ trợ các tài sản rủi ro.
• Đó là lý do tại sao chiến thuật “mua lúc giá giảm” không còn phù hợp với bối cảnh biến động vĩ mô như ngày nay.
• Tại Hoa Kỳ, lãi suất cao khiến một số lĩnh vực nhạy cảm dần hiện rõ các vết nứt tài chính. Tỷ lệ thế chấp ngày càng cao ảnh hưởng đến doanh số bán nhà. Một số dấu hiệu đáng cảnh báo khác có thể kể đến như: kế hoạch chi tiêu vốn bị trì hoãn, người tiêu dùng cạn kiệt tiền tiết kiệm.
• Ở Châu Âu, chính sách thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành năng lượng.
• Tổng thiệt hại kinh tế sẽ phụ thuộc vào việc các ngân hàng trung ương sẽ làm gì để giảm lạm phát. Tổ chức nghĩ rằng họ sẽ ngừng tăng lãi suất khi nhận thấy các dấu hiệu thiệt hại một cách rõ ràng hơn.
• Tóm lại: Chúng ta đang thiếu cân đối về mặt chiến thuật đối với cổ phiếu DM. Họ không định giá cuộc suy thoái mà chúng ta thấy trước mắt.
2. Cân nhắc về trái phiếu
• Lợi suất toàn cầu tăng mạnh đem lại nguồn thu nhập cố định. Điều này làm nên sức hấp dẫn cho trái phiếu khi hoạt động đầu tư trì trệ trong nhiều năm qua. BlackRock áp dụng phương pháp đầu tư theo danh mục để tận dụng bối cảnh này thay vì đầu tư một cách tổng hợp.
• Trái phiếu chính phủ ngắn hạn là sự lựa chọn tối ưu hơn cả đối với thu nhập ở mức lợi suất hiện tại bởi khả năng bảo toàn vốn. Thắt chặt tín dụng và các điều kiện tài chính đã khiến tín dụng mất đi sức hấp dẫn vốn có.
• Trái phiếu chính phủ dài hạn trước đây đã bảo vệ các danh mục đầu tư khỏi suy thoái. Tuy nhiên, vào thời điểm này thì không. Mối tương quan tiêu cực giữa lợi nhuận của cổ phiếu và trái phiếu đã bị đảo ngược, đồng nghĩa với việc, cả hai đều có thể “cắm đầu” cùng một lúc. Tại sao? Tình hình suy thoái hiện tại khiến các ngân hàng trung ương khó có thể giải cứu thị trường bằng cách nhanh chóng cắt giảm lãi suất xuống các mục tiêu chính sách. Mục tiêu lãi suất chính sách có thể nằm ở mức cao hơn trong thời gian dài so với mong đợi của thị trường. Các nhà đầu tư cũng vì thế sẽ ngày càng phụ thuộc hơn vào các khoản bồi thường của nhà nước để phục vụ cho nhu cầu nắm giữ trái phiếu chính phủ dài hạn – hoặc phí bảo hiểm có kỳ hạn – trong bối cảnh mức nợ cao, nguồn cung tăng và lạm phát cao hơn.
• Tóm lại: Chúng ta nên ưu tiên trái phiếu chính phủ ngắn hạn hơn trái phiếu chính phủ dài hạn.
3. Sống chung với lạm phát
• Lạm phát cao đã gây ra khủng hoảng chi phí sinh hoạt, buộc các ngân hàng trung ương phải kiềm chế lạm phát bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên, thiệt hại về tăng trưởng và việc làm lại không được đề cập nhiều. BlackRock nghĩ rằng các “chính sách về lạm phát” đang trên đà thay đổi. Theo quan điểm của tổ chức, chu kỳ tăng lãi suất nhanh chóng sẽ dừng lại nếu lạm phát không quay trở lại mục tiêu 2%. Đã đến lúc sống chung với lạm phát. Tổ chức nhận thấy lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi mô hình chi tiêu dần bình thường hóa và giá năng lượng đồng thời giảm. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tồn tại ở các mục tiêu chính sách trong những năm tới.
• Ngoài sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến Covid, BlackRock nhận thấy có tổng cộng ba yếu tố hạn chế dài hạn khiến lạm phát tăng cao trên mức trước đại dịch: dân số già, sự phân mảnh địa chính trị và quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp.
• Tóm lại: Chúng ta đang quá đề cao trái phiếu lạm phát trên bình diện chiến thuật và chiến lược.
Xem full bản nhận định thị trường của BlockRock tại đây.
CABO Teams tổng hợp