Theo đó, với khoản nợ thuế 90 tỷ đồng gồm chậm nộp thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt vi phạm hành chính, tập đoàn FLC bị Cục Thuế Hà Nội cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ các tài khoản tại ngân hàng.
Trường hợp số tiền trong tài khoản của công ty nhỏ hơn số tiền phải cưỡng chế, các nhà băng sẽ trích phần còn lại sau khi trừ đi số dư tối thiểu. Sau đó, ngân hàng sẽ phải tiếp tục theo dõi, trích tiếp số tiền phát sinh trên các tài khoản của FLC trong thời gian quyết định có hiệu lực.
Riêng với khoản nợ thuế quá hạn hơn 678 tỷ đồng còn lại tại Cục Thuế Hà Nội, Quảng Bình, Chi cục Thuế Hạ Long, Sầm Sơn – Quảng Xương và tiền thuê đất tại Ban quản lý Khu kinh tế Quy Nhơn, Tập đoàn FLC bị Cục Thuế Hà Nội cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Đây là một trong các bước để cơ quan thuế thu hồi nợ. Nếu doanh nghiệp vẫn không hoàn thành nghĩa vụ, ngành thuế có thể thực hiện thêm các bước khác như trích tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc mạnh tay hơn là tạm hoãn xuất nhập cảnh với người đại diện pháp luật của công ty.
Tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của FLC hiện tại vẫn là một ẩn số vì doanh nghiệp này chưa công bố BCTC từ quý IV/2022. Khi bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt hồi tháng 10/2023, FLC giải thích rằng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận với đơn vị kiểm toán về ý kiến kiểm toán.
Ngoài ra, công ty chưa tổ chức phiên họp thường niên năm 2023. Gần đây, FLC cũng tổ chức phiên họp bất thường nhưng không thành vì không đủ cổ đông tham dự. Cuộc họp này dự kiến thông tin về kết quả tái cơ cấu và kế hoạch kinh doanh năm 2024. Đến nay, tất cả các mã chứng khoán thuộc họ FLC đều đã bị hủy niêm yết trên HoSE.
CABO Team tổng hợp