Dữ liệu cho thấy mức phân bổ của các thành viên Tiger 21 cho các quỹ phòng hộ đã giảm từ 12% xuống 2% trong 16 năm qua.
Michael Sonnenfeldt, người sáng lập và chủ tịch của Tiger 21 – một nhóm gồm các nhà đầu tư và doanh nhân có lượng tài sản cực lớn, cho biết các quỹ phòng hộ đã “chết” khi xem xét từ khía cạnh đầu tư dành cho giới siêu giàu.
Mức phân bổ vốn của các thành viên Tiger 21 cho các quỹ phòng hộ đã giảm từ 12% xuống 2% trong 16 năm qua.
Sonnenfeldt cho biết: “Các quỹ phòng hộ đã chết — và quỹ duy trì mức phân bổ 2% do các thành viên đã hạn chế đầu tư vào đây trong những thập kỷ qua,” Sonnenfeldt cho biết và nói thêm rằng các nhà đầu tư có thể tìm kiếm mức lợi nhuận tương tự với mức phí thấp hơn thông qua việc đầu tư vào cổ phần tư nhân (private equity) và các chỉ số index.
Hiện tại, vốn cổ phần tư nhân chiếm tỷ trọng phân bổ lớn nhất trong danh mục đầu tư của các thành viên Tiger 21 với 29%, tiếp theo là đầu tư bất động sản ở mức 27%. Cổ phiếu niêm yết khoảng 19%, trong khi tiền mặt chiếm khoảng 12%.
Tiger 21 có 106 nhóm ở 46 thị trường. Mạng lưới có 1.400 thành viên, phần lớn là những người tạo ra tài sản thế hệ đầu tiên, cùng nhau quản lý tài sản trị giá hơn 160 tỷ USD. Họ cũng hầu hết là những doanh nhân đã bán công ty của mình và đang tìm cách bảo toàn tài sản của mình.
Các thành viên của nhóm được Sonnenfeldt thành lập vào năm 1999, nhận và chia sẻ lời khuyên với nhau về cách bảo toàn tài sản, đầu tư và nỗ lực từ thiện.
“Các quỹ phòng hộ đã đi xuống trong hơn một thập kỷ. Trong môi trường lãi suất thấp, phí cố định trở nên kém hấp dẫn hơn”, Sonnenfeldt nói với CNBC qua email, đồng thời nói thêm rằng các quỹ phòng hộ không còn có thể “mang lại lợi nhuận hấp dẫn”.
Các quỹ phòng hộ là các quỹ được quản lý tập trung vào các tài sản phi truyền thống và sử dụng các chiến lược rủi ro. Lợi nhuận của quỹ phòng hộ được nhận thấy là tăng lên khi lãi suất cao hơn.
Sonnenfeldt cho biết: “Các thành viên của chúng tôi nhận ra rằng trung bình họ có thể làm tốt hơn khi phân bổ vốn vào các quỹ chỉ số như QQQ và SPY với tính thanh khoản cao hơn và ít phí hơn, đồng thời có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn trong thập kỷ qua”.
Invesco QQQ ETF, một quỹ giao dịch trao đổi theo dõi hiệu suất của Nasdaq-100,
tăng 55% vào năm 2023. SPY, viết tắt của SPDR S&P 500 ETF, đã tăng gần 25% vào năm ngoái.
Theo dữ liệu từ công ty đầu tư Preqin, các quỹ phòng hộ toàn cầu đã mang lại lợi nhuận 13,3% trong năm ngoái, phục hồi từ mức -6,8% vào năm 2022.
Charles McGrath, trợ lý phó chủ tịch tại Preqin’s Research Insights, cho biết từ quý cuối cùng của năm 2014 đến cuối năm 2023, ngành công nghiệp này đã chứng kiến dòng vốn ròng hơn 217,3 tỷ USD.
Ông viết trong một báo cáo gần đây: “Ngành công nghiệp quỹ phòng hộ đã gặp khó khăn trong phần lớn thập kỷ qua, với việc các nhà đầu tư tiếp tục mua lại vốn từ loại tài sản này, bù đắp cho lợi nhuận tổng thể tích cực”.
Preqin nhấn mạnh rằng ngày càng có nhiều nhà đầu tư cho rằng việc phân bổ quỹ phòng hộ của họ không đạt được kỳ vọng dài hạn.