Mặc dù việc giao dịch các bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số (NFT) đã trở nên phổ biến đối với các nhà sưu tập Trung Quốc thông qua sự quản lý chặt chẽ, nhưng đây được xem là bước đột phá chính thức đầu tiên của đất nước này về NFT.
Trung Quốc đã cho ra mắt thị trường NFT đầu tiên được nhà nước bảo trợ. Đây là tín hiệu tốt về việc chấp nhận một công nghệ mới vốn từ lâu đã nằm trong vùng xám (một lĩnh vực một phạm vi không rõ rệt) hợp pháp ở một quốc gia nổi tiếng về các quy định nghiêm ngặt về tiền điện tử.
Buổi lễ ra mắt thị trường “tài sản kỹ thuật số” này sẽ được tổ chức trực tiếp vào ngày 1 tháng 1 tại Bắc Kinh – thủ đô của đất nước.
Theo báo cáo của hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc, nền tảng này sẽ được điều hành bởi bộ ba tổ chức nhà nước và tư nhân bao gồm: 2 tổ chức được chính phủ hậu thuẫn – Sàn giao dịch công nghệ Trung Quốc và Triển lãm nghệ thuật Trung Quốc và Huban Digital, một công ty tư nhân.
Thị trường (MarketPlace), tạm dịch là “Nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số Trung Quốc”, cũng sẽ được sử dụng để giao dịch bản quyền kỹ thuật số và quyền sở hữu cùng với các bộ sưu tập khác.
Theo báo cáo, ứng dụng công nghệ blockchain cơ sở của nền tảng được gọi là “Chuỗi bảo vệ văn hóa Trung Quốc”.
NFT đã phổ biến đối với các nhà giao dịch Trung Quốc trong gần hai năm qua, song vẫn có nhiều khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới. Theo luật của Trung Quốc, NFT không thể được mua bằng tiền điện tử và chúng cũng không được gọi là NFT mà là đồ sưu tầm kỹ thuật số.
Tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số cũng được giao dịch trên các nền tảng đóng, được quản lý chặt chẽ thay vì các nền tảng mở. Đầu tháng này, một tòa án Trung Quốc đã phán quyết rằng các tài sản kỹ thuật số có quyền sở hữu tương tự đối với các mặt hàng được bán trên các trang thương mại điện tử, đây được coi là một cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ chúng.
CABO Team tổng hợp