Làn sóng thuế quan sắp tới của Tổng thống Donald Trump sẽ nhắm mục tiêu nhiều hơn những đe dọa trước đó.
Trump sẽ tuyên bố thuế quan “Ngày giải phóng” vào ngày 2/4 này, hay còn gọi là thuế đối ứng đối với rất nhiều quốc gia, bao gồm cả các đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ. Một quan chức cho biết chỉ những quốc gia không áp thuế đối với Hoa Kỳ và có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ mới không bị áp thuế theo kế hoạch có đi có lại.
Cũng giống như nhiều quy trình chính sách dưới thời Trump, tình hình vẫn còn thay đổi và chưa có quyết định nào là cuối cùng cho đến khi tổng thống công bố.
“Ngày 2 tháng 4 sẽ là ngày giải phóng cho nước Mỹ. Chúng ta đã bị mọi quốc gia trên thế giới, cả bạn và thù, lừa gạt”, Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục vào thứ 6. Ông nói thêm rằng điều này sẽ mang lại “hàng chục tỷ đô”. Một quan chức cho biết ông nói Liên minh châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc là những nước lạm dụng thương mại khi giao thương với Mỹ.
“Sẽ có những mức thuế quan lớn có hiệu lực và chính tổng thống sẽ công bố những mức thuế đó”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết hôm thứ 5.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết tuần trước rằng thuế quan đối với thép và nhôm có thể không nhất thiết phải cộng vào thuế suất theo từng quốc gia. “Tôi sẽ có cảm nhận tốt hơn khi chúng ta tiến gần đến ngày 2 tháng 4.”
Trump coi thuế quan là một công cụ quan trọng để hướng đầu tư mới vào Hoa Kỳ và khai thác các nguồn doanh thu mới mà ông hy vọng sẽ bù đắp cho việc cắt giảm thuế mà đảng Cộng hòa đang cân nhắc.
Nhà Trắng cũng lập luận rằng hàng nghìn tỷ đô la trong các thông báo cam kết của các quốc gia và công ty nước ngoài cung cấp bằng chứng cho thấy các kế hoạch của Trump đang có hiệu quả. Miran nói với Fox Business tuần trước rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra trước thời hạn ngày 2 tháng 4.
“Tôi nghĩ rằng hoàn toàn hợp lý khi kỳ vọng rằng chúng ta có thể huy động hàng nghìn tỷ đô từ thuế quan trong khoảng thời gian ngân sách 10 năm và như tôi đã nói trước đây, sử dụng số tiền thu được để tài trợ cho mức thuế suất thấp hơn đối với người lao động Mỹ, đối với các doanh nghiệp Mỹ”, ông nói.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã đặt câu hỏi liệu thuế quan có tác động đáng kể đến thâm hụt hay không, đặc biệt là khi xem xét rủi ro lạm phát hoặc suy thoái kinh tế.