Người đứng đầu FED chần chừ đưa ra nhận định về nền kinh tế Mỹ đã thay đổi như thế nào kể từ sau đại dịch.
Việc tìm kiếm nhân công, giữ giá đầu vào và chuỗi cung ứng ổn định đang trở thành gánh nặng của nhiều công ty sản xuất khi bối cảnh địa chính trị đang đe dọa các công ty ở Hoa Kỳ. Thị trường lao động thắt chặt “sẽ tồn tại với tất cả trong nhiều thập kỷ tới”.
Nhưng Jerome Powell chưa sẵn sàng thừa nhận điều này. Ông nói với các nhà lập pháp Hạ viện vào ngày 6 tháng 3: “Đại dịch vẫn đang viết câu chuyện về nền kinh tế của chúng ta. “Chúng ta chỉ nên chuẩn bị sẵn sàng với chương tiếp theo.”
Và các dự báo kinh tế trong thời gian dài từ Powell và FED đưa ra một bức tranh cũ kỉ mặc cho những cú sốc về chuỗi cung ứng, lao động và địa chính trị trong những năm gần đây.
Các ngân hàng trung ương đóng vai trò là người khắc họa nền kinh tế của một quốc gia, đưa ra những mô tả về xu hướng kinh tế và giải thích lý do tại sao chính sách của họ phù hợp với bối cảnh tại một thời điểm cụ thể. Việc FED không đưa ra cái nhìn tổng quan về tại sao tăng trưởng của Mỹ không lung lay trước lãi suất cao làm các hộ gia đình không có cái nhìn rõ về con đường phía trước. Biến động tỷ giá khiến các hộ gia đình và doanh nghiệp khó đưa ra các kế hoạch và chiến lược sử dụng vốn.
Chính sách tiền tệ hoạt động thông qua việc đưa ra “lối đi” cũng như thông qua việc tăng hoặc giảm lãi suất. Nếu các nhà đầu tư hiểu được suy nghĩ của FED về tình hình thế giới, điều đó sẽ làm giảm biến động chung ở toàn bộ thị trường tài chính.
Khi tăng trưởng kinh tế tăng lên vào những năm 1990, Chủ tịch FED lúc đó là Alan Greenspan đã nhấn mạnh sự tăng tốc mang tính cơ cấu về năng suất, đồng nghĩa với việc rủi ro lạm phát đã giảm bớt. Và điều này đã giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp định hình rõ kế hoạch của FED.