Cụ thể vào ngày 9/3, sau khi tin đồn Tổng thống Biden sắp ban hành một mệnh lệnh hành pháp ủng hộ đối với tiền mã hóa xuất hiện trên các mạng xã hội, giá Bitcoin đã lập tức phản ứng mạnh, tăng đột biến đến gần 10% từ mức 38.900 USD lên mức đỉnh là 42.594 USD. Tuy nhiên, kể từ lúc mệnh lệnh hành pháp chính thức được công bố vào 18:00 cùng ngày và đã 24 giờ trôi qua, giá BTC lại không có quá nhiều biến động. Thậm chí, một sự kiện pháp lý quan trọng không kém khác là UAE chính thức công bố luật mới về tài sản ảo cũng như việc thành lập cơ quan quản lý tiền mã hóa cũng không khiến thị trường khởi sắc hơn.
Và dĩ nhiên điều gì đến rồi cũng sẽ đến, như một thói quen, mỗi lần không “thoát khỏi” sự điều chỉnh trước một sự kiện lớn mang tính bước ngoặt, BTC sẽ “trượt dốc” ngay sau đó. Tại thời điểm bài viết được thực hiện, giá Bitcoin đã giảm về mốc giá ngay trước khi thông tin về lệnh hành pháp của Thổng thống Biden bị rò rỉ, hiện đang giao dịch ở mức 39.100 USD.
Dù vậy, pha dốc bất ngờ lại không gây thiệt hại quá nặng nề cho những nhà giao dịch trên thị trường phái sinh. Theo dữ liệu từ Coinglass, chỉ có khoảng 10,99 triệu USD bị thanh lý trong, chủ yếu đến từ phe long với tỷ lệ 93,71%. Đà giảm của Bitcoin cũng kéo theo toàn bộ những altcoin khác “đỏ lửa” theo, gần như không có ngoại lệ.
Song, vẫn chưa có nhiều nguyên nhân cụ thể để lý giải cho “pha quay xe” của Bitcoin. Tuy nhiên, sự tác động khả năng cao liên quan đến lệnh mở rộng phạm vi trừng phạt đối với Nga và Belarus bao gồm cả phạm vi tiền mã hóa của Liên Minh Châu Âu (EU) được ghi nhận trong hôm nay.
Mặt khác, dù nhận được nhiều sự đồng tình từ cả nội bộ giới lập pháp và những người có tầm ảnh hưởng trong ngành crypto nhưng lệnh hành pháp từ Tổng thống Biden đã gặp phải sự “ngăn cả” không nhờ từ Chủ tịch SEC Gary Gensler, người đã không ít lần “răn đe” thị trường crypto một cách vô cùng quyết liệt.
CABO Team tổng hợp