Vào sáng ngày 27/02, Hoa Kỳ và các nước Liên minh Châu Âu (EU) đã thông báo loại các ngân hàng Nga khỏi SWIFT, mạng lưới chuyển thông tin thanh toán toàn cầu có vai trò tối quan trọng trong ngành thương mại quốc tế.
Đây là động thái trừng phạt mới nhất được phương Tây đưa ra trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa chấm dứt. GIao tranh hiện vẫn đang diễn ra tạ nhiều thành phố lớn như Kyiv và Kharkiv.
Đến ngày 28/02, tính từ thời điểm Tổng thống Nga Putin phát động bắt đầu tấn công Ukraine, đồng Rúp Nga đã mất giá kỷ lục, cụ thể là 29%. Thị trường chứng khoán Nga đã không thể mở cửa trong ngày cả ngày hôm đó với lo ngại các nhà đầu tư sẽ tiến hành bán tháo. Ngân hàng trung ương Nga cũng buộc phải thông báo nâng lãi suất từ 9,5% lên 20% để cứu trợ khẩn cấp cho nền kinh tế.
Còn trên “mặt trận” tiền số, theo thống kê của Kaiko, khối lượng giao dịch giữa Bitcoin và đồng Rúp Nga vừa tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng, đạt 1,5 tỷ Rúp.
Không chỉ BTC, đồng Tether (USDT) cũng là đồng tiền mã hóa được nhiều nhà đầu tư Nga lựa chọn.
Điều này cho thấy người dân Nga đang tìm đến những loại tài sản khác làm “nơi trú ẩn” để chạy trốn khỏi sự mất giá một cách đáng lo ngại của đồng Rúp. Kaiko cho biết thêm là khối lượng giao dịch crypto chủ yếu tập trung trên sàn Binance và các sàn giao dịch nội địa khác tại Nga. Xu hướng tương tự cũng diễn ra với đồng Hryvnia Ukraine, khi người dân nước này cũng tăng cường sử dụng crypto làm phương án thay thế cho tiền mặt.
Việc bị phương Tây bao vây tài chính có thể sẽ tiếp thêm động lực để chính quyền Nga tiến đến sử dụng tiền mã hóa. Do đó, đã có nhiều lời kêu gọi áp đặt biện pháp hạn chế lên cả khả năng giao dịch tiền số của quốc gia này để tránh tình trạng Nga lách luật, với động thái đầu tiên đến từ chính Ukraine.
Theo đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov đã lên tiếng kêu gọi các sàn giao dịch tiền số lớn tiến hành chặn các địa chỉ ví xuất phát từ Nga nhằm phá hoại nỗ lực sử dụng tiền mã hóa để lách các lệnh trừng phạt kinh tế. Ông Fedorov cũng khẳng định là DMarket, một nền tảng giao dịch NFT tại Đức, đã tiến hành đóng băng tài khoản người dùng Nga và Belarus và sử dụng tiền tịch thu để ủng hộ Ukraine.
Tuy nhiên, không phải nền tảng crypto nào cũng hưởng ứng lời kêu gọi của Ukraine. Đại diện các sàn giao dịch tiền mã hoá lớn khác như Binance, Coinbase hay Kraken đều đã lên tiếng từ chối đóng băng các tài khoản đến từ sau khi được Urkaine yêu cầu vì các chính sách về quyền riêng tư của sàn, cũng như để bảo vệ sự tự do và công bằng, đây là những triết lý cơ bản của công nghệ blockchain nói riêng và của thị trường tiền mã hoá nói chung.
CABO Teams tổng hợp