Chia sẻ với PC Gamer, Newell cho biết: “Chúng tôi đã gặp rất nhiều vấn đề kể từ khi bắt đầu chấp nhận tiền mã hóa là một trong những phương thức thanh toán. Theo thống kê từ đội ngũ của Steam thì có đến 50% các giao dịch bằng tiền mẫ hoá trên nền tảng này là gian lận, đây là con số khiến cả tôi và các nhân viên tại công ty phải choáng vàng”. Vào tháng 4/2016, Steam đã chính thức chấp nhận sử dụng Bitcoin như một loại đơn vị tiền tệ và cho phép sử dụng nó để thanh toán, nhưng nền tảng phân phối game lớn nhất thế giới đã huỷ bỏ tính năng này vào tháng 12/2017, với lý do giá trị đồng BTC biến động lớn và phí giao dịch trên mạng lưới quá đắt đỏ.
“Thánh Gaben” còn nhấn mạnh sự khó đoán của giá Bitcoin nói riêng và thị trường tiền mã hoá nói chung chính xác là một “cơn ác mộng” nếu chấp nhận sử dụng chúng trong giao dịch. Để dễ hình dung thì một tựa game trên Steam có thể có giá 10 USD vào hôm nay nhưng rất có thể sẽ vọt lên thành 100 USD vào ngày hôm sau nếu giá của nó được niêm yết bằng Bitcoin.
Vào cuối năm 2021, Valve lại tiếp tục gây sốc với quyết định cấm phát hành các trò chơi được xây dựng trên công nghệ blockchain và không cho phép trao đổi tiền mã hóa cũng như NFT trên nền tảng Steam. Trong các cuộc phỏng vấn gần đây, Newell củng cố cho quan điểm kể trên bằng cách liên tục nhấn mạnh rằng NFT và các trò chơi được xây dựng trên blockchain hầu hết đều được tạo ra với mục đích lừa đảo.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần Valve ban hành lệnh cấm trên, đã có 29 công ty gaming blockchain gửi “tâm thư” nhằm thuyết phục Valve suy nghĩ lại, liệu sau những dự án GameFi đầy tiềm năng đã và đang xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây, “thánh Gaben” có thanh đổi quan điểm và “quay xe”? Bởi lẽ, nếu nhận được sự ủng hộ từ nền tảng phân phối game và các sản phẩm kỹ thuật số lớn nhất thế giới, nền công nghiệp gamefi trên thế giới sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều.
CABO Teams tổng hợp