Đáng chú ý, Vitalik Buterin còn đặc biệt chỉ đích danh Meta Platform, gã khổng lồ công nghệ do Mark Zuckerberg thành lập và điều hành, như một ví dụ về sự thất bại tất yếu vì bắt đầu quá sớm.
Mặc dù không phủ nhận sự “tồn tại” của metaverse, song Vitalik Buterin vẫn khẳng định mọi nỗ lực hiện tại đều sẽ không mang lại kết quả gì đáng kể.
Thuật ngữ metaverse lần đầu tiên xuất hiện trong “Snow Crash”, một cuốn tiểu thuyết sci-fi được viết bởi Neal Stephenson năm 1992. Thuật ngữ này được áp dụng cho một vũ trụ do máy tính tạo ra, được truyền tải đến một nhân vật thông qua một bộ kính bảo hộ và tai nghe. Đến ngày nay, metaverse thường được nhắc tới như một hoạt động “ảo hóa” thế giới thực bằng một môi trường 3D và cộng đồng trực tuyến, nơi người ta tương tác với nhau thông các thiết bị thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).
Hơn nữa, chức năng metaverse đầy đủ, có thể được truy cập bởi tất cả người dùng ảo trên thế giới, vẫn chưa thật sự tồn tại. Việc tạo ra trải nghiệm siêu đa dạng nhập vai luôn đòi hỏi các loại công nghệ tiên tiến mà hiện tại có thể không đáp ứng được.
Mặc dù mối quan tâm về metaverse đã bắt đầu lao dốc không phanh từ cuối quý I/2022, gã khổng lồ Meta Platform (Facebook cũ) vẫn giữ vững tham vọng của mình. Sau khi quyết định đổi tên vào tháng 10/2021, Mark Zuckerberg đã định hướng lại toàn bộ công ty theo hướng thống trị metaverse, đã và đang thâu tóm nhiều studio game, đơn cử là Oculus và Beat Games. Song kế hoạch mua lại một nhà sản xuất ứng dụng thể thao VR khác của Meta đang đứng trước nguy cơ đổ bể vì đang vướng vào lùm xùm kiện tụng với Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) cách đây vài ngày trước.
Zuckerberg đã từng chia sẻ vào năm ngoái: “Tôi tin rằng metaverse là chương tiếp theo của Internet. Ngày nay, chúng tôi được coi là một công ty truyền thông xã hội, nhưng trong DNA, chúng tôi là một công ty xây dựng công nghệ để kết nối mọi người và metaverse là biên giới tiếp theo”.
Meta đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 vào rạng sáng 28/07. Đáng chú ý, bộ phận kinh doanh metaverse của công ty là Facebook Reality Labs (FRL) đã gây thất thoát 2,81 tỷ USD, sau khoản lỗ 10,2 tỷ USD vào năm ngoái cũng chính vì mảng này. Song Zuckerberg vẫn tỏ ra đây là một chuyện hết sức lạc quan vì việc thua lỗ đã nằm trong dự phóng và vẫn tự tin rằng tầm nhìn của mình là vô cùng “đúng đắn”.
CABO Teams tổng hợp