Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi ParaFi Capital, đẩy giá trị của ConsenSys lên gấp đôi so với vòng gọi vốn trị giá 200 triệu USD vào tháng 11/2021. Ngoài ra, vòng gọi vốn này của ConsenSys còn thu hút thêm các quỹ đầu tư khác bao gồm Third Point, Marshall Wace, cùng nhiều cái tên chất lượng khác như Temasek của Singapore , SoftBank Vision Fund 2 của Nhật Bản.
Định giá mới của ConsenSys công lớn nhờ vào sản phẩm ví Metamask. Hiện tại, ví điện tử này đã có hơn 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Bên cạnh đó là Infura, một công cụ cơ sở hạ tầng được khoảng 430.000 nhà phát triển tin tưởng sử dụng.
Kế hoạch mở rộng quy mô nhân sự cho ConsenSys dự kiến sẽ nâng tổng số nhân sự của công ty này 700 lên đến hơn 1.000 người. Kế hoạch này sẽ được triển trai ngay sau khi vòng gọi vốn này hoàn tất. Nguồn vốn huy động được cũng sẽ hỗ trợ việc mở rộng MetaMask với một bản nâng cấp lớn dự kiến phát hành vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, mức định giá tỷ đô của ConsenSys không phải là hiếm thấy đối với các công ty tiền mã hóa có tiếng tăm trong ngành, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Trong tháng 02/2022, dù thị trường tiền mã hóa có nhiều biến động khó lường nhưng chúng ta vẫn ghi nhận nhiều thương vụ gọi vốn “tầm cỡ” như Aleo (200 triệu USD), Polygon (450 triệu USD), Luna Foundation Guard (1 tỷ USD).
Vào tháng 2, Consensys đã thông báo mua lại ví Mycrypto và có kế hoạch sát nhập sản phẩm này với con cưng MetaMask. Còn cuối năm ngoái, công ty này cũng đã tiết lộ một giải pháp mở rộng quy mô thanh toán với gã khổng lồ Mastercard cũng như từng làm cộng đồng xôn xao với tin đồn về khả năng ra mắt token riêng của ví MetaMask.
Mặc dù Metamask đã được phổ biến rộng rãi không chỉ đối với người dùng mạng Ethereum mà còn cả những blockchain lớn khác. Tuy nhiên, không ít các dự án ví vẫn đang được đẩy mạnh phát triển và bám sát Metamask. Điển hình là ví Keplr thuộc Cosmos, Terra Station của Terra và Phantom dựa trên Solana. Ví Phantom cũng vừa gọi vốn thành công 109 triệu USD.
CABO Team tổng hợp